17 thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biết

# 17 thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biết

Cá hồi, Sup lơ, Rau bina, Khoai tây, Nước ion kiềm… là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, kết hợp với các nguyên tắc ăn uống khoa học sẽ giúp bạn phòng…
Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống bệnh tật sẽ không quá phức tạp nếu bạn tuân theo nguyên tắc ăn uống khoa học; chú ý chọn các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế các loại thức ăn, thức uống có khả năng gây hại. Đọc qua các hướng dẫn trong bài viết này, bạn sẽ biết ăn gì tốt cho sức khỏe và 17 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình và gia đình.

1. Nguyên tắc ăn uống khoa học

Ăn đủ chất

Nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm trong ngày để cơ thể đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh. Trong đó có 4 nhóm dinh dưỡng chính cần phải được bổ sung đầy đủ trong khẩu phần ăn hàng ngày như sau:

  • Nhóm các chất bột, đường: Nhóm dinh dưỡng này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Các thực phẩm nên dùng là cơm, bún, phở, miến, bánh mì…
  • Nhóm các chất đạm: Các thực phẩm này chứa nhiều axit-amin giúp tái tạo tế bào, tạo chất dẫn truyền thần kinh, tăng cường hoạt động trí não như thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ, đậu đỗ…
  • Nhóm các béo: Chất béo có vai trò trong dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ. Các thực phẩm nhóm như dầu, mỡ, bơ, các loại hạt chứa nhiều dầu.
  • Nhóm các vitamin và khoáng chất chất xơ: vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C, Acid Folic, Canxi, Magie, chất xơ… có nhiều trong rau xanh, hoa quả và các loại củ.

Ăn đủ bữa và đúng giờ

Theo Boldsky, cơ thể của bạn cần khoảng thời gian nhất định để tiêu hóa thức ăn và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.

  • Bữa sáng: Thời điểm hoàn hảo cho bữa ăn đầu tiên trong ngày là từ khoảng 7 – 8h, trong đó, bạn sáng nên được ăn cách thời gian bạn thức dậy khoảng 30 phút. (Xem thêm: buổi sáng nên ăn gì?)
  • Bữa trưa: Lập kế hoạch ăn trưa trong khoảng thời gian từ 12h30 – 14h, nhưng thời điểm tốt nhất là khoảng 13h. Thời gian ăn trưa nên cách bữa sáng khoảng 4 tiếng.
  • Bữa tối: Thời gian ăn tối từ 18h – 21h nhưng 18h30 là lý tưởng nhất. Để tránh tăng cân, bạn cần ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Nếu bạn đi ngủ lúc 22h, bạn nên ăn tối trước 19h. Đặc biệt, bạn không nên ăn thêm đồ ăn nhanh vào buổi tối.

thực phẩm tốt cho sức khỏe

2. Top 17 thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp phòng chống bệnh tật

Socola đen

Ăn khoảng 7 gam socola đen mỗi ngày giúp phòng chống hiệu quả bệnh huyết áp cao. Trong socola đen còn giàu flavonoid và các chất chống ôxy hóa làm giảm lượng cholesterol LDL xấu và tăng lượng cholesterol HDL ‘tốt’ trong cơ thể.

Cá hồi

Một khẩu phần 85 gam cá hồi chứa gần 50% nhu cầu Niacin hàng ngày của bạn, có thể bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ.

Súp lơ

Một cây súp lơ chứa hơn 100% nhu cầu vitamin K và gần 200% nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể. Đây là 2 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương.

Rau bina

Rau bina chứa nhiều Lutein và Xeaxanthin, đây là 2 chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho mắt. Trong rau này còn có vitamin E và Arotenoid – chất chống ôxy hóa giúp phòng ngừa ung thư.

Rau bina chứa các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe

Rau cải xoăn

Cải xoăn giàu lưu huỳnh nên giúp sản sinh Glutathione – chất chống oxy hóa quan trọng nhất của cơ thể. Cải xoăn cũng chứa Lutein và Zeaxanthin giúp tăng cường thị lực. Đặc biệt, cải xoăn chứa các dưỡng chất thực vật Glucosinolat giúp ngăn chặn các enzym có liên quan đến ung thư.

Các loại đậu

Ăn các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu đỗ, đậu lăng… khoảng 4 lần mỗi tuần có thể giảm khoảng  22% nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư vú. Trong đó, đậu đen chứa chất chống oxy hóa nhiều gấp 40 lần so với đậu trắng. (Xem thêm: tac dung cua nuoc dau den)

Khoai tây

Một củ khoai tây đỏ chứa khoảng 66 mcg Folate – chất quan trọng trong cấu trúc tế bào, tương đương một bát rau chân vịt hoặc súp-lơ. Ngoài ra, trong củ này chứa gần 8 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Quả hạch

Trong quả hạch rất giàu axit béo Omega-3 giúp giảm cholesterol và phòng chống ung thư. Ngoài ra, chất chống ôxy hóa Melatonin trong quả này giúp điều tiết giấc ngủ.

Quả hạnh nhân

Trong hạnh nhân chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe tim mạch như Arginine, Magiê, Đồng, Mangan, Canxi, Kali và chất chống oxy hóa Flavonoid… giúp ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa trong động mạch và chống lại sự tích tụ mảng bám nguy hiểm này.

Ăn hạnh nhân giúp giảm LDL cholesterol "xấu" trong cơ thể

Quả bơ

Trong bơ rất giàu chất béo lành mạnh giúp giảm khoảng 22% lượng cholesterol. Một trái bơ chứa khoảng 50% nhu cầu chất xơ và 40% nhu cầu Folate hàng ngày của cơ thể, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Quả việt quất

Trong thành phần quả việt quất có chứa nhiều các hợp chất như Carbonhydrate, chất xơ, vitamin A và các nhóm hợp chất Anthocyanidins có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể.

Quả bưởi (hồng)

Trong bưởi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như Protein, vitamin C, Kali, Canxi, Natri giúp phòng ngừa táo bón, tốt cho tim mạch…

Các loại trái cây họ cam quýt

Các loại trái thuộc họ quýt như cam, bưởi, chanh, chanh dây chứa ít calo, không có chất béo hoặc Natri mà tập trung lượng lớn vitamin C.

Tỏi

Tỏi giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn Escherichia coli (E. Coli). Ngoài ra, hợp chất Allicin trong tỏi hoạt động như một chất chống viêm hiệu quả, giúp giảm nồng độ cholesterol và hạ huyết áp.

>>Xem thêm: 

Rau húng

Loại rau thơm có vị ngọt, thường được dùng để tăng cường sức khỏe tim mạch, được cho là có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn.

Hành lá

Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết. Ngoài ra, chất Allylpropy Disulfide giúp hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng in-sulin tự do sẵn có trong cơ thể.

Hành lá là một trong những thực phẩm giàu vitamin K nhất

Nước ion kiềm

Không chỉ là nguồn nước sạch thông thường, nước ion kiềm chứa nhiều Hydro phân tử (Hydrogen) – là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp loại bỏ các gốc tự do, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh (Xem thêm: ​Công dụng của nước điện giải ion kiềm)

Nước còn có tính kiềm tự nhiên giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, rất tốt cho bệnh tim mạch. Nước còn có cấu trúc phân tử siêu nhỏ giúp thanh lọc, giải độc nhanh chóng và giàu vi khoáng giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

3. Các thực phẩm nên hạn chế

Thịt đỏ

Thịt đỏ chứa nhiều sắt, protein dồi dào nhưng lại chứa hợp chất Prosciutto và Salami không tốt cho sức khỏe. Thịt đỏ còn chứa Acetat làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

Gan bò

Gan bò là loại thực phẩm có lượng cholesterol cao nhất với khoảng 331 miligam cholesterol trong 100 gram gan bò. Vì vậy, bạn nên hạn chế thức ăn này vì nó làm tăng mức cholesterol xấu trong máu.

Dầu, mỡ hydro hóa một phần

Theo một nghiên cứu được công bố trên International Journal of Cancer, sử dụng dầu thực vật được hydro hóa một phần (hay còn gọi là trans fat trên nhãn sản phẩm) có liên quan đến ung thư như ung thư trực tràng và ung thư vú.

Thức ăn nhanh

Bạn nên hạn chế các loại thức ăn nhanh như bánh pizza, bánh bích quy, bánh mì kẹp thịt, pho mát, khoai tây chiên đóng gói vì trong chúng có chứa nhiều chất làm tăng lượng cholesterol cơ thể.

Thức ăn nhanh thường hấp dẫn và không tốt cho sức khỏe

Nước ngọt

Hóa chất sodium benzoate được sử dụng làm chất bảo quản trong nước ngọt làm tăng lượng muối, giảm chất khoáng kali trong thức ăn có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau.

Rượu bia

Dùng nhiều thức uống có cồn làm tăng nguy cơ các loại ung thư như ung thư gan, vú và ruột kết. Khuyến cáo hàm lượng phù hợp để sử dụng là khoảng 1 cốc bia (340ml bia), 150 ml rượu hoặc 40 ml rượu nặng mỗi ngày.

Như vậy, từ bài viết trên, hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Đọc đến đây, chắc bạn đã biết ăn gì tốt cho sức khỏe rồi đúng không?

Tác giả : Lệ Huyền